11/2
Ngày cuối cùng của hội chợ. 11h đêm mới rời khỏi FF Messe, mệt rũ. Về KS đóng đồ , ăn uống đến 2h sáng mới đi ngủ.
12/2
5h30 ra khỏi Ks, tối um, vẫn đủ thời gian mua mỗi người một Croisant và Capuchino cho bữa sáng.
Đúng 6h22 tàu chuyển bánh. Chuyến tàu ICE 21 từ FF, ga cuối là Wien ( Giá mà được đi đến tận ga cuối, nhỉ! )
Nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn tối mù mịt. Một ngày khá âm u.
Trời sáng dần, giờ đã là đầu mùa xuân, những cánh đồng trải rộng trên các quả đồi thấp, đã phủ các gam màu xanh non. Vài mảnh ruộng đã cày xới lên lớp đất màu nâu sẫm. Vài thị trấn thưa thớt, những nếp nhà trắng, mái đỏ như đồ chơi xếp hình nổi bật trên những quả đồi xanh. Thấp thóang vài cái hồ nhỏ phẳng lặng.
8h27 tàu đến ga Nurnberg, một nhà ga cổ kính, khá nặng nề với kiến trúc mái vòm xây bằng đá xám hồng. Phía đối diện là một tòa tháp nhọn như một pháo đài cổ. Xe bus nối tuyến từ Nurnberg đậu ngay cửa ga. Một xa bus hai tầng, tiện nghi, cửa sổ rộng, ngồi trên tầng 2 quá tiện cho việc chụp ảnh.
Ra khỏi thành phố, đường cao tốc chạy mải miết hàng chục cây số xuyên qua những cánh rừng thưa, chủ yếu là thông xanh thẫm, xen kẽ là bạch dương trắng gầy guộc, lá đã rụng từ lâu, chỉ còn cành khô héo.
Qua những khoảng rừng thưa, ruộng đồng lại hiện ra. Càng đi về phía đông, thời tiết càng có vẻ lạnh hơn. Những cánh đồng phủ một màu xanh bàng bạc, những con đường nhỏ tuyết phủ trắng đang tan dần. Thấp thóang vài ba trang trại hoang vắng, buồn bã sau những rặng cây khô. Nghe giọng Khánh Ly tha thiết bên tai: …để mình phiêu lãng quên mình lãng du…Những cánh rừng thông đã dày đặc hơn, tuyết trắng chỉ còn lắc rắc từng đám nhỏ trên nền cỏ xanh.
Hành khách trên xe rất trật tự, hầu hết cắm tai nghe, chìm đắm trong âm nhạc hoặc ngủ gà gật. Mấy em gái trẻ chắc là sinh viên trò chuyện vui vẻ, cười khe khẽ ngay sau lưng mình. Một thành phố nhỏ hiện ra bên trái, tuyết đã mỏng lắm rồi…
Qua vài khu rừng, thấy gỗ thông đang được khai thác, cắt thành những khúc củi ngắn, xếp gọn gàng bên đường. Có những đoạn rừng thông rất thưa, cành đã được tỉa sạch sẽ, xếp hàng thẳng tắp, bạc phếch. Có một loại thông thấp hơn, cành cong lên trên, lá xanh rì. Cả một cánh rừng như xòe tay múa một điệu rất vui…
Những ngôi làng nhỏ đơn độc giữa rừng thông, đồng ruộng phủ tuyết trắng…liệu có anh đạc điền nào đang lê lết về một quán trọ…
10h45 Trời đã hửng sáng hẳn, cây cối ở đây cũng có vẻ tươi xanh hơn. Đóan là đã vào địa phận Séc vì thấy một số biển báo bằng chữ Séc, dấu má loằng ngoằng cả. Một thành phố lướt qua bên tay trái, vài nhà cao tầng màu sắc sặc sỡ xen giữa những nhà mái ngói kiểu cũ. Các nhà máy cũng dày đặc dần: Volvo, Ford…vùng này hình như rất nhiều nhà máy Ôtô.
Nắng đã lên. Các thành phố, thị trấn, nhà cửa đông đúc dần. Phong cảnh vẫn nhuộm một màu nâu vàng. Xa xa trên một quả đồi, một tòa lâu đài cũ kỹ ẩn mình sau um tùm cây cối. Một mặt hồ không gợn sóng vì đã đóng băng gần hết.
11h30 Nắng quá đẹp, trời trong veo, phong cảnh sáng bừng lên hai bên đường. Xe tiến vào trung tâm Praha, tốc độ chậm dần vì mật độ phương tiện đông đúc. Bắt đầu thấy những chuyến tàu điện leng keng, như trong sách giáo khoa tiếng Nga ngày xưa. Cứ hai toa nối với nhau chạy trên các đường ray ngoằn nghèo khắp phố.
Vừa vào thành phố đã chóang ngợp vì tất cả. Tất cả những gì nhìn thấy là kiến trúc cổ tuyệt đẹp, mật độ dày đặc. Vào khu trung tâm phải đi ngang qua con sông Kltava chạy qua lòng thành phố. Những cây cầu duyên dáng bắc ngang qua dòng sông lấp lánh dưới nắng. Thành phố nằm trên các quả đồi, những con đường hẹp lát đá liên tục lên, xuống dốc.
ICE bus đậu ngay trước cửa nhà ga trung tâm.
Một kiến trúc cổ duyên dáng tuy vỏ ngòai đã rất lở loét cũ kỹ. Chị V,
bạn của sếp cuối cùng đã đón được đòan sau một hồi loanh quanh, tìm
kiếm. Cả hội vào bên trong nhà ga. Một nhà ga hiện đại, đông đúc nội
thất ngập một màu đỏ. Ngay lập tức được trải nghiệm toilet giá 1 Euro
một lượt.
Từ nhà ga chỉ mất khoảng mươi phút đi bộ là đến quảng
trường “Con Ngựa”. Trên đường đi đã có thể ngắm hai tòa nhà bảo tàng
lớn. Một tòa xây theo kiến trúc hiện đại vuông vức, tiếp sau đó là tòa
nhà Bảo tàng quốc gia nổi tiếng, khá nặng nề. Dở cái là buổi chiều tòa
nhà bị lấp sáng rất khó chụp ảnh. Quảng trường con ngựa (Gọi thế bởi có
bức tượng người cưỡi ngựa giữa quảng trường) hay còn gọi là Museum
Square.
Museum bên này và hình như Châu Âu nói chung luôn có vị trí trung tâm thành phố. Quảng trường nằm ở lưng đồi, con đường từ đó xuôi xuống chạy về phía bờ sông. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn, quán bar…Thế là chuyến đi chơi diễn ra xen kẽ giữa chụp ảnh và ghé xem các cửa hàng – chỉ xem thôi chẳng mua gì! Dọc con đường là những ghế băng dài cho khách ngồi nghỉ. Một nhạc công chơi kèn túi đang ra sức thổi kèn, có lẽ anh này đến từ Scotland?
Mấy chị em vừa đi vừa ăn tạm bánh ngọt rồi ghé vào khu chợ bán đồ lưu niệm. Những món đồ đặc sắc nhất là đồng hồ gỗ, các chú rối gỗ mũi dài, đồ gốm, đồ thủy tinh…Đồ pha lê thì nhiều vô kể, có những con phố chỉ bán riêng đồ pha lê các loại. Tuy thuộc khối EU nhưng dân Séc vẫn khăng khăng chi tiêu bằng đồng Kuron của họ. Một đồng Kuron giá trị ngang với 1000VND. Mua mấy đồ lưu niệm nhỏ, trả bằng Euro vẫn được chấp nhận với tỉ giá rất cao. Bữa trưa ngay gần chợ trong một nhà hàng bán đồ truỳên thống Séc. Vài món phổ biến như súp gulat, súp thịt gà, món thịt gì hơi giống món thịt kho tàu, salat và tất nhiên là phải có bia Tiệp!
Sau khi ăn, city tour lại tiếp tục diễn ra. Sau một hồi lòng vòng trong các ngõ nhỏ thì sang đến một quảng trường nổi tiếng nữa của Praha là Roayal Square hay còn gọi là quảng trường Con gà. Vốn dĩ ở đây có tháp đồng hồ rất đẹp, cứ hai giờ chiều khi đồng hồ đổ chuông là chú gà trống vàng nhảy ra cùng với màn trình diễn của các vị quan thần…Đoàn mình đến muộn quá nên chẳng được chiêm ngưỡng vụ này…Đứng giữa quảng trường này quả là chóang váng luôn, quay 360 độ xung quanh chỗ nào cũng đẹp. Một vài ban nhạc đang trình diễn các bản nhạc du dương, vài chú đóng giả các thiên thần trắng tóat, tươi tỉnh vòng tay chụp ảnh với bất kỳ khách tham quan nào bỏ xu vào cái mũ trước mặt.
Điểm đến tiếp theo, không thể bỏ qua là cầu Tình yêu
–Charles Bridge. Hai đầu cầu là hai cổng vòm cao vút, cũ kỹ. Chưa kịp
tìm hiểu vì sao gọi là cầu tình yêu. Hai đầu cầu, trên lan can dọc bờ
sông treo chi chít những chiếc khóa của các đôi tình nhân. Đây là cây
cầu cổ kính, chỉ dành để đi bộ. Dọc hai bên cầu là rất nhiều những bức
tượng thánh theo các tích cổ gì đó. Đứng trên cầu nhìn quang cảnh thành
phố hai bên bờ sông quả là tráng lệ. Dòng sông ánh lên lấp lánh dưới
nắng chiều. Nắng chiếu thẳng vào những tòa nhà lộng lẫy bên bờ phải, tất
cả sáng rực lên một màu vàng rực rỡ.
Không sai với danh hiệu thành phố
vàng của châu âu. Những đôi tình nhận ôm nhau, hôn nhau chi chít trên
cầu. Không khí Valentine đậm đặc, có lẽ là quanh năm ở nơi này. Phía bờ
trái, ngay đầu cầu là khu nhà bảo tàng nhà văn Kafka, nhỏ xíu, giản dị
như kiểu nhà cấp 4. Ngay truớc mặt phía xa xa trên ngọn đồi cao là những
chóp nhọn của nhà thờ trên khu thành cổ.
Giá mà ngày xưa mình không thi trượt kiến trúc, là một kiến trúc sư thì phù hợp hơn giữa những tác phẩm tuyệt đẹp này. Còn nếu thực sự là họa sĩ thì chắc cũng tiếc đứt ruột vì không có cơ hội mà vẽ, tất cả những cảnh sắc này! Vẻ đẹp này bây giờ thật bình yên, kiêu hãnh. Đằng sau nó là lịch sử thăng trầm của một dân tộc.
Tiếp tục len lỏi qua các ngõ nhỏ, đi bộ dọc lên dốc về phía thành cổ. Nắng đã nhạt dần nhưng vẫn làm cho thành phố vàng rực lên khi ngắm từ trên cao.
Hàng trăm chóp nhọn bọc đồng sáng chói vươn lên từ những lớp mái đỏ nhấp nhô. Trong lòng thành cổ là dinh tổng thống. Mình được chứng kiến màn trình diễn đổi gác trước trước cổng dinh. Tất cả các chú lính đều mặc trang phục cổ truyền, mặt mũi lạnh lẽo như những bức tượng.
Khu dinh thự này cũng trở thành một điểm tham quan cho khách du lịch. Phía trong khu này còn có một ngôi nhà thờ cổ kính. Tranh thủ nốt chút ánh sáng cuối ngày để chụp ảnh ngôi nhà thờ, trước khi thành phố lên đèn. Trăng cũng đã lên, lặng lẽ trên nền trời xanh thẫm. Những cành cây đen ngoằn nghèo, ma quái vẽ lên một bức tranh im phăng phắc.
Từ trên thành cổ đi
xuống thành phố, những bậc thang nối những ngõ được nhỏ soi sáng dưới
những ngọn đèn đường duyên dáng. Các cửa hàng lưu niệm, nhà hát quán ăn
vẫn tấp nập như ban ngày…
7h tối, đi mấy chặng tầu ngầm về nhà chị V ăn tối và nghỉ ngơi. Chủ nhà nhiệt tình và ấm áp nên cảm thấy như ở nhà.
13.2
Buổi sáng, ăn sáng muộn rồi đi thăm TTTM Sapa, một VN thu nhỏ giữa lòng Praha. Chỗ này đã từng lên phim gì năm ngóai phát trên VTV. Vào trong chợ thấy chẳng khác gì chợ đồng xuân, thậm chí to hơn đến 5 lần. Đủ thứ từ cơm phở, bún, cháo, vịt quay, rau, cá sống…dịch vụ cắt tóc, gội đầu, bảo hiểm, phòng vé… Cảm giác còn giống ở VN hơn khi vào trong các gian hàng, thấy các bác ngồi chè chén, xem VTV 4, nghe cải lương, nhạc vàng…
Hơn 60 ngàn người VN sống ở Praha, năm ngoái, người Việt đã được chính thức công nhận là một dân tộc của Séc. Có vẻ như ở VN ai cũng có người quen đang sinh sống ở Séc. Thăm một ngôi chùa trong khu trung tâm thương mại, thực ra bên ngoài đề là Niệm Phật Đường nhưng mọi người vẫn gọi là Chùa Vĩnh Nghiêm. Có sư trụ trì và mọi người lui đến đọc kinh, làm lễ không khác gì ở nhà. Mấy chị em còn được chia lộc sau khi một gia đình vừa làm lễ ở đây.
Thăm một castle cổ nữa trên một ngọn đồi cao tuyệt đẹp, nhìn xuống sông. Một ngôi nhà thờ cổ nằm giữa vườn cây. Cảnh vật quá thanh bình. Pháo đài này nghe nói là nơi chôn cất rất nhiều người đã chết trong các cuộc chiến xa xưa. Dấu tích các đường hầm dưới thành cổ vẫn rất rõ ràng. Sau nhà thờ là khu nghĩa trang của các gia đình quí tộc qua nhiều thế hệ.
Buổi trưa lại ăn trong một quán đồ ăn Tiệp. Thịt bò hầm với loại sốt gì màu vàng, ăn với bánh mì hấp, salat và lại bia …
Thời gian còn quá ít, tìm mãi mới được một chỗ đậu xe gần ga Florence. Đi bộ loanh quanh, ghé vài cửa hàng rồi ra bến xe, sau lưng ga tàu. Đúng 5h chiều, xe rời bến trở về Đức. Chuyến về đi xe của Euro lines. Xe dừng hai chặng trên đất Séc, chặng thứ 2 dừng đến 30 phút. Trời mưa nặng hạt. Xe của Euro lines chỉ một tầng, không đẹp và lịchsự như ICE bus. 9h45 về lại tới Nurnberg, dừng đón khách. Cả chuyến đi chỉ có hơn chục người. Trời tối đen, đường cao tốc chỉ có xe tải và xe khách đường dài lặng lẽ trôi trong đêm…
12h xe về đến FF Hauptbahnhof, kết thúc chuyến đi phượt đầu tiên xuyên quốc gia…
Ngày cuối cùng của hội chợ. 11h đêm mới rời khỏi FF Messe, mệt rũ. Về KS đóng đồ , ăn uống đến 2h sáng mới đi ngủ.
12/2
5h30 ra khỏi Ks, tối um, vẫn đủ thời gian mua mỗi người một Croisant và Capuchino cho bữa sáng.
Đúng 6h22 tàu chuyển bánh. Chuyến tàu ICE 21 từ FF, ga cuối là Wien ( Giá mà được đi đến tận ga cuối, nhỉ! )
Nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn tối mù mịt. Một ngày khá âm u.
Trời sáng dần, giờ đã là đầu mùa xuân, những cánh đồng trải rộng trên các quả đồi thấp, đã phủ các gam màu xanh non. Vài mảnh ruộng đã cày xới lên lớp đất màu nâu sẫm. Vài thị trấn thưa thớt, những nếp nhà trắng, mái đỏ như đồ chơi xếp hình nổi bật trên những quả đồi xanh. Thấp thóang vài cái hồ nhỏ phẳng lặng.
8h27 tàu đến ga Nurnberg, một nhà ga cổ kính, khá nặng nề với kiến trúc mái vòm xây bằng đá xám hồng. Phía đối diện là một tòa tháp nhọn như một pháo đài cổ. Xe bus nối tuyến từ Nurnberg đậu ngay cửa ga. Một xa bus hai tầng, tiện nghi, cửa sổ rộng, ngồi trên tầng 2 quá tiện cho việc chụp ảnh.
Ra khỏi thành phố, đường cao tốc chạy mải miết hàng chục cây số xuyên qua những cánh rừng thưa, chủ yếu là thông xanh thẫm, xen kẽ là bạch dương trắng gầy guộc, lá đã rụng từ lâu, chỉ còn cành khô héo.
Qua những khoảng rừng thưa, ruộng đồng lại hiện ra. Càng đi về phía đông, thời tiết càng có vẻ lạnh hơn. Những cánh đồng phủ một màu xanh bàng bạc, những con đường nhỏ tuyết phủ trắng đang tan dần. Thấp thóang vài ba trang trại hoang vắng, buồn bã sau những rặng cây khô. Nghe giọng Khánh Ly tha thiết bên tai: …để mình phiêu lãng quên mình lãng du…Những cánh rừng thông đã dày đặc hơn, tuyết trắng chỉ còn lắc rắc từng đám nhỏ trên nền cỏ xanh.
Hành khách trên xe rất trật tự, hầu hết cắm tai nghe, chìm đắm trong âm nhạc hoặc ngủ gà gật. Mấy em gái trẻ chắc là sinh viên trò chuyện vui vẻ, cười khe khẽ ngay sau lưng mình. Một thành phố nhỏ hiện ra bên trái, tuyết đã mỏng lắm rồi…
Qua vài khu rừng, thấy gỗ thông đang được khai thác, cắt thành những khúc củi ngắn, xếp gọn gàng bên đường. Có những đoạn rừng thông rất thưa, cành đã được tỉa sạch sẽ, xếp hàng thẳng tắp, bạc phếch. Có một loại thông thấp hơn, cành cong lên trên, lá xanh rì. Cả một cánh rừng như xòe tay múa một điệu rất vui…
Những ngôi làng nhỏ đơn độc giữa rừng thông, đồng ruộng phủ tuyết trắng…liệu có anh đạc điền nào đang lê lết về một quán trọ…
10h45 Trời đã hửng sáng hẳn, cây cối ở đây cũng có vẻ tươi xanh hơn. Đóan là đã vào địa phận Séc vì thấy một số biển báo bằng chữ Séc, dấu má loằng ngoằng cả. Một thành phố lướt qua bên tay trái, vài nhà cao tầng màu sắc sặc sỡ xen giữa những nhà mái ngói kiểu cũ. Các nhà máy cũng dày đặc dần: Volvo, Ford…vùng này hình như rất nhiều nhà máy Ôtô.
Nắng đã lên. Các thành phố, thị trấn, nhà cửa đông đúc dần. Phong cảnh vẫn nhuộm một màu nâu vàng. Xa xa trên một quả đồi, một tòa lâu đài cũ kỹ ẩn mình sau um tùm cây cối. Một mặt hồ không gợn sóng vì đã đóng băng gần hết.
11h30 Nắng quá đẹp, trời trong veo, phong cảnh sáng bừng lên hai bên đường. Xe tiến vào trung tâm Praha, tốc độ chậm dần vì mật độ phương tiện đông đúc. Bắt đầu thấy những chuyến tàu điện leng keng, như trong sách giáo khoa tiếng Nga ngày xưa. Cứ hai toa nối với nhau chạy trên các đường ray ngoằn nghèo khắp phố.
Vừa vào thành phố đã chóang ngợp vì tất cả. Tất cả những gì nhìn thấy là kiến trúc cổ tuyệt đẹp, mật độ dày đặc. Vào khu trung tâm phải đi ngang qua con sông Kltava chạy qua lòng thành phố. Những cây cầu duyên dáng bắc ngang qua dòng sông lấp lánh dưới nắng. Thành phố nằm trên các quả đồi, những con đường hẹp lát đá liên tục lên, xuống dốc.
Museum bên này và hình như Châu Âu nói chung luôn có vị trí trung tâm thành phố. Quảng trường nằm ở lưng đồi, con đường từ đó xuôi xuống chạy về phía bờ sông. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn, quán bar…Thế là chuyến đi chơi diễn ra xen kẽ giữa chụp ảnh và ghé xem các cửa hàng – chỉ xem thôi chẳng mua gì! Dọc con đường là những ghế băng dài cho khách ngồi nghỉ. Một nhạc công chơi kèn túi đang ra sức thổi kèn, có lẽ anh này đến từ Scotland?
Mấy chị em vừa đi vừa ăn tạm bánh ngọt rồi ghé vào khu chợ bán đồ lưu niệm. Những món đồ đặc sắc nhất là đồng hồ gỗ, các chú rối gỗ mũi dài, đồ gốm, đồ thủy tinh…Đồ pha lê thì nhiều vô kể, có những con phố chỉ bán riêng đồ pha lê các loại. Tuy thuộc khối EU nhưng dân Séc vẫn khăng khăng chi tiêu bằng đồng Kuron của họ. Một đồng Kuron giá trị ngang với 1000VND. Mua mấy đồ lưu niệm nhỏ, trả bằng Euro vẫn được chấp nhận với tỉ giá rất cao. Bữa trưa ngay gần chợ trong một nhà hàng bán đồ truỳên thống Séc. Vài món phổ biến như súp gulat, súp thịt gà, món thịt gì hơi giống món thịt kho tàu, salat và tất nhiên là phải có bia Tiệp!
Sau khi ăn, city tour lại tiếp tục diễn ra. Sau một hồi lòng vòng trong các ngõ nhỏ thì sang đến một quảng trường nổi tiếng nữa của Praha là Roayal Square hay còn gọi là quảng trường Con gà. Vốn dĩ ở đây có tháp đồng hồ rất đẹp, cứ hai giờ chiều khi đồng hồ đổ chuông là chú gà trống vàng nhảy ra cùng với màn trình diễn của các vị quan thần…Đoàn mình đến muộn quá nên chẳng được chiêm ngưỡng vụ này…Đứng giữa quảng trường này quả là chóang váng luôn, quay 360 độ xung quanh chỗ nào cũng đẹp. Một vài ban nhạc đang trình diễn các bản nhạc du dương, vài chú đóng giả các thiên thần trắng tóat, tươi tỉnh vòng tay chụp ảnh với bất kỳ khách tham quan nào bỏ xu vào cái mũ trước mặt.
Giá mà ngày xưa mình không thi trượt kiến trúc, là một kiến trúc sư thì phù hợp hơn giữa những tác phẩm tuyệt đẹp này. Còn nếu thực sự là họa sĩ thì chắc cũng tiếc đứt ruột vì không có cơ hội mà vẽ, tất cả những cảnh sắc này! Vẻ đẹp này bây giờ thật bình yên, kiêu hãnh. Đằng sau nó là lịch sử thăng trầm của một dân tộc.
"Lịch sử của người Séc, trong thế kỷ này, được phú cho một vẻ đẹp toán học đáng kể nhờ vào sự lặp lại của con số hai mươi. Năm 1918, sau nhiều thế kỷ, họ giành được độc lập và, nưm 1938, đánh mất nó.
Năm 1948, được nhập khẩu từ Matxcova, cuộc cách mạng cộng sản mở màn cho quãng hai mươi năm thứ hai, khoảng thời gian sẽ kết thúc vào năm 1968 khi người Nga, tức tối chứng kiến cuộc tự giải phóng của họ, đổ nửa triệu lính vào đất nước.
Chính quyền chiếm đóng thiết lập được quyền lực toàn bộ vào mùa thu 1969 và ra đi, khi mà không ai chờ đợi vào mùa thu 1989, một cách nhẹ nhàng, lịch thiệp, giống như cách của tất cả chế độ cộng sản khác của châu Âu khi ấy: quãng thời gian hai mươi năm thứ ba..." Vô Tri - Milan Kundera.
Tiếp tục len lỏi qua các ngõ nhỏ, đi bộ dọc lên dốc về phía thành cổ. Nắng đã nhạt dần nhưng vẫn làm cho thành phố vàng rực lên khi ngắm từ trên cao.
Hàng trăm chóp nhọn bọc đồng sáng chói vươn lên từ những lớp mái đỏ nhấp nhô. Trong lòng thành cổ là dinh tổng thống. Mình được chứng kiến màn trình diễn đổi gác trước trước cổng dinh. Tất cả các chú lính đều mặc trang phục cổ truyền, mặt mũi lạnh lẽo như những bức tượng.
Khu dinh thự này cũng trở thành một điểm tham quan cho khách du lịch. Phía trong khu này còn có một ngôi nhà thờ cổ kính. Tranh thủ nốt chút ánh sáng cuối ngày để chụp ảnh ngôi nhà thờ, trước khi thành phố lên đèn. Trăng cũng đã lên, lặng lẽ trên nền trời xanh thẫm. Những cành cây đen ngoằn nghèo, ma quái vẽ lên một bức tranh im phăng phắc.
7h tối, đi mấy chặng tầu ngầm về nhà chị V ăn tối và nghỉ ngơi. Chủ nhà nhiệt tình và ấm áp nên cảm thấy như ở nhà.
13.2
Buổi sáng, ăn sáng muộn rồi đi thăm TTTM Sapa, một VN thu nhỏ giữa lòng Praha. Chỗ này đã từng lên phim gì năm ngóai phát trên VTV. Vào trong chợ thấy chẳng khác gì chợ đồng xuân, thậm chí to hơn đến 5 lần. Đủ thứ từ cơm phở, bún, cháo, vịt quay, rau, cá sống…dịch vụ cắt tóc, gội đầu, bảo hiểm, phòng vé… Cảm giác còn giống ở VN hơn khi vào trong các gian hàng, thấy các bác ngồi chè chén, xem VTV 4, nghe cải lương, nhạc vàng…
Hơn 60 ngàn người VN sống ở Praha, năm ngoái, người Việt đã được chính thức công nhận là một dân tộc của Séc. Có vẻ như ở VN ai cũng có người quen đang sinh sống ở Séc. Thăm một ngôi chùa trong khu trung tâm thương mại, thực ra bên ngoài đề là Niệm Phật Đường nhưng mọi người vẫn gọi là Chùa Vĩnh Nghiêm. Có sư trụ trì và mọi người lui đến đọc kinh, làm lễ không khác gì ở nhà. Mấy chị em còn được chia lộc sau khi một gia đình vừa làm lễ ở đây.
Thăm một castle cổ nữa trên một ngọn đồi cao tuyệt đẹp, nhìn xuống sông. Một ngôi nhà thờ cổ nằm giữa vườn cây. Cảnh vật quá thanh bình. Pháo đài này nghe nói là nơi chôn cất rất nhiều người đã chết trong các cuộc chiến xa xưa. Dấu tích các đường hầm dưới thành cổ vẫn rất rõ ràng. Sau nhà thờ là khu nghĩa trang của các gia đình quí tộc qua nhiều thế hệ.
Buổi trưa lại ăn trong một quán đồ ăn Tiệp. Thịt bò hầm với loại sốt gì màu vàng, ăn với bánh mì hấp, salat và lại bia …
Thời gian còn quá ít, tìm mãi mới được một chỗ đậu xe gần ga Florence. Đi bộ loanh quanh, ghé vài cửa hàng rồi ra bến xe, sau lưng ga tàu. Đúng 5h chiều, xe rời bến trở về Đức. Chuyến về đi xe của Euro lines. Xe dừng hai chặng trên đất Séc, chặng thứ 2 dừng đến 30 phút. Trời mưa nặng hạt. Xe của Euro lines chỉ một tầng, không đẹp và lịchsự như ICE bus. 9h45 về lại tới Nurnberg, dừng đón khách. Cả chuyến đi chỉ có hơn chục người. Trời tối đen, đường cao tốc chỉ có xe tải và xe khách đường dài lặng lẽ trôi trong đêm…
12h xe về đến FF Hauptbahnhof, kết thúc chuyến đi phượt đầu tiên xuyên quốc gia…